Chương trình đào tạo: |
CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM |
Ngành đào tạo: |
Công nghệ Chế biến lâm sản (Công nghệ gỗ và quản lý sản xuất) |
Mã ngành: |
7549001 |
Trình độ đào tạo: |
Đại học |
Thời gian đào tạo: |
4 năm |
Tổ hợp môn thi/xét tuyển: |
(1) Tổ hợp xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hóa); B00 (Toán, Hóa, Sinh); A01 (Toán, Lý, Anh); D01 (Toán, Văn, Anh) (2) Phương thức xét tuyển: - Theo Học bạ THPT (Tổng điểm trung bình 3 năm THPT hoặc tổng điểm trung bình 3 môn học kỳ 1 của lớp 12 theo tổ hợp xét tuyển) - Theo điểm thi THPT Quốc gia |
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Công nghệ Chế biến lâm sản hướng đến mục tiêu đào tạo Kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tin học và ngoại ngữ cũng như kỹ năng làm việc nhóm tốt để đảm nhận các vị trí quan trọng trong lĩnh vực Thiết kế và Quản lý sản xuất tại các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ quy mô lớn trong và ngoài nước.
2. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo được xây dựng theo xu thế hội nhập và tham khảo chương trình đào tạo của các đại học nổi tiếng thế giới, kết hợp tinh hoa của các nền giáo dục tiên tiến với đặc thù của giáo dục Việt Nam, nhằm tạo mội trường giáo dục toàn diện, chất lượng, gắn kết chặt chẽ giữa Nhà trường - Sinh viên - Doanh nghiệp.
Chương trình học cung cấp cho người học kiến thức từ khâu thiết kế, lựa chọn nguyên liệu vật tư, sản xuất, đến khâu đưa sản phẩm ra thị trường. Người học không những thành thạo kỹ năng nghề nghiệp mà còn được bổ sung năng lực ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm làm tiền đề để tự phát triển bản thân sau khi ra trường. Đăc biệt, chương trình sẽ được triển khai, vận hành theo mô hình nhà trường kết hợp với môi trường thực hành chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trong và ngoài nước. Đây là sẽ co hội tốt cho sinh viên phát triển nghề nghiệp tại các công ty đa quốc gia.
2.1. Các môn học chuyên ngành: Khoa học gỗ, Thiết kế trên máy vi tính, Thiết kế đồ gỗ, Công nghệ sản xuất đồ gỗ, Công nghệ trang sức vật liệu gỗ và Bảo quản lâm sản, Quản lý chất lượng đồ gỗ, Công nghệ vật liệu gỗ, Máy và thiết bị chế biến lâm sản…
2.2. Kiến thức và kỹ năng theo năm học
Năm học |
Kiến thức |
Kỹ năng nghề nghiệp |
Kỹ năng bổ trợ |
Thứ nhất |
- Kiến thức cơ bản về cấu tạo gỗ, nhận biết gỗ, tính chất của gỗ, làm cơ sở để đánh giá chất lượng gỗ và lựa chọn gỗ trong sản thiết kế và sản xuất. - Kiến thức cơ bản về phần mềm thiết kế và cách thể hiện bản vẽ kỹ thuật - Kiến thức về: (1) Môi trường làm việc công nghiệp, thực trạng nghề nghiệp tại doanh nghiệp chế biến gỗ; (2) An toàn lao động trong sản xuất công nghiệp; (3) Quy trình và kế hoạch sản xuất |
- Vận hành các loại máy chế biến gỗ để gia công chi tiết tại nhà máy - Đọc và hiểu được bản vẽ sản xuất tại nhà máy - Sử dụng được phần mềm AutoCad trong thiết kế |
- Kỹ năng làm việc nhóm - Kỹ năng cá nhân như kỹ năng tự học, quản lý thời gian - Kỹ năng thuyết trình - Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành để đọc hiểu tài liệu chuyên môn - Kỹ năng sử dụng máy vi tinh phục vụ công việc |
Thứ hai |
- Kiến thức cơ bản về xu hướng thiết kế đồ gỗ, sử dụng vật liệu, liên kết và kết cấu sản phẩm gỗ. - Kiến thức cơ bản về các loại máy sử dụng trong chế biến gỗ và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Kiến thức cơ bản về hóa học, vật lý, toán học ứng dụng trong ngành chế biến gỗ. |
- Bóc tách bản vẽ cho sản phẩm cụ thể tại nhà máy - Theo dõi kế hoạch sản xuất tại nhà máy - Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại nhà máy |
- Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và làm việc nhóm - Kỹ năng lãnh đạo nhóm tại nhà máy - Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành để xử lý tình huống chuyên môn tại nhà máy - Sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế và quản lý tại nhà máy |
Thứ ba |
- Kiến thức cơ bản về keo dán, bảo quản và sấy gỗ - Kiến thức về tự động hóa, CAD/Cam trong chế biến gỗ - Kiến thức cơ bản về tổ chức sản xuất và quản trị kinh doanh cho doanh nghiệp chế biến gỗ - Kiến thức về nguyên lý cơ bản và đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam để định hướng vào nghề nghiệp và cuộc sống - Kiến thức về công nghệ áp dụng trong quản lý sản xuất đồ gỗ |
- Lập kế hoach sản xuất cho sản phẩm cụ thể - Lập hồ sơ kỹ thuật cho sản phẩm gỗ tại nhà máy - Quản lý, kiểm tra chất lượng của nhà máy và phân tích được lỗi sản phẩm trong sản xuất và đưa ra phương án khắc phục |
- Kỹ năng năng học và tự học - Kỹ năng phân tích, đánh giá và cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm |
Thứ tư |
- Kiến thức về nghiên cứu khoa học nhấn mạnh về nghiên cứu ứng dụng - Kiến thức cơ bản về quản lý dự án tại nhà máy chế biến gỗ |
- Kỹ năng phát hiện, phân tích và xử lý vấn đề tồn tại của nhà máy - Kỹ năng lập kế hoạch và đề xuất giải pháp cải tiến |
- Kỹ năng tư duy theo hệ thống khi tiếp cận và xử lý vấn đề - Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào nghiên cứu thực tiễn sản xuất |
2.3. Thời lượng thực hành và thực tập tại nhà máy sản xuất
Thời lượng thực hành, thực tập tại nhà máy chế biến gỗ chiếm trên 40% thời lượng chương trình đào tạo. Từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, mỗi học kỳ sinh viên có một tháng được đạo tạo theo chương trình được thiết kế giữa Nhà trường - Doanh nghiệp. Các cơ sở thực hành, thực tập cho sinh viên trong quá trình đào tạo là những doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu quy mô lớn vốn trong nước và đầu tư nước ngoài như:
3. VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có làm việc các vị trí sau:
- Kỹ sư Thiết kế đồ gỗ
- Kỹ sư Lập kế hoạch sản xuất
- Kỹ sư Quản lý sản xuất
- Tổ trưởng tổ sản xuất
- Quản đốc phân xưởng
- Quản lý và kiểm soát chất lượng
- Giảng viên, nghiên cứu viên
Đăng ký xét tuyển TẠI ĐÂY
============================================
Văn phòng tuyển sinh – Phân hiệu trường ĐH Lâm nghiệp
Đ/c: Thị trấn Trảng Bom, H. Trảng Bom, Đồng Nai
ĐT: 02516 508 777 – 02516 578 999
Website: https://vnuf2.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/PhanhieuVNUF/
Youtube: VNUF2 Channel