Ngành Kế toán là gì?
• Kế toán (Accountant) là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân... Đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.
• Kế toán được chia thành hai loại:
+ Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước...
+ Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.
• Ở những vị trí, cấp bậc khác nhau người kế toán sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung công việc của một kế toán viên bao gồm những hoạt động sau đây:
+ Thực hiện ghi chép các hoạt động tài chính, kiểm tra sổ sách kế toán
+ Lập chứng từ về tất cả các hoạt động tài chính liên quan
+ Xử lý các dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp lên cho ban lãnh đạo
+ Phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo
Học ngành kế toán ở đâu?
- Khu vực miền Bắc:
• Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội
• Đại học Hà Nội
• Đại học Lâm nghiệp
• Đại học Ngoại Thương Hà Nội
• Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Khu vực miền Nam:
• Đại học Kinh Tế TP.HCM
• Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
• Đại học Tôn Đức Thắng
• Đại học Ngân Hàng TP.HCM
• Đại học Tài Chính Marketing
Cơ hội việc làm ngành Kế toán?
Hiện nay, Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong bất cứ cơ quan, doanh nghiệp, hay một tổ chức nhà nước hay tư nhân nào. Do đó cơ hội nghề nghiệp ngành Kế toán vô cùng lớn và có triển vọng trong tương lai. Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn và dễ dàng xin được việc làm tại các công ty, doanh nghiệp. Tốt nghiệp ra trường, các bạn có thể đảm nhận các vị trí như :
• Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính;
• Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ;
• Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính;
• Thanh tra kinh tế, nghiên cứu tài chính;
• Giảng viên giảng dạy ngành kế toán;
Với các công việc trên, sinh viên ngành Kế toán có thể khẳng định năng lực của mình tại:
• Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm;
• Các đơn vị công - các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện;
• Các cơ quan quản lý nhà nước: bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư;
• Các trường Đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán;
Những tố chất theo học ngành kế toán?
Để học tốt ngành Kế toán, bạn phải hội đủ những tố chất sau:
• Có khả năng tính toán tốt: Đây là công việc gắn liền với những con số, sổ sách, chứng từ, hóa đơn nên nếu không có sự yêu thích, đam mê cũng như thành thạo sắp xếp, tính toán thì bạn không thể gắn bó lâu dài và dễ rơi vào tình trạng stress.
• Đề cao tính trung thực: một nhân viên kế toán chuyên nghiệp là người luôn đề cao tính khách quan, an toàn thông tin trong quá trình làm việc.
• Luôn cẩn thận và tỉ mỉ: do thường xuyên tiếp xúc, thao tác với vô số tài liệu liên quan đến tài chính, giấy tờ, vì vậy bạn phải cẩn thận trong việc giữ gìn tài liệu cũng như tính toán những con số để đảm bảo được tính chính xác, đầy đủ.
• Biết quản lý thời gian và chịu được áp lực công việc: Kế toán là một công việc đòi hỏi khả năng chịu áp lực công việc cao cho nên người làm công việc này phải là người có sức khỏe và tinh thần tốt. Song song đó, phải biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ đề ra.
• Thông thạo tin học văn phòng và ngoại ngữ: để học tốt ngành kế toán, bạn phải thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng, đặc biệt là Excel, Power Point và các phần mềm kế toán thông dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đầu tư về ngoại ngữ. Đây là công cụ ngôn ngữ đắc lực để có thể giao tiếp với các đối tác, thành viên trong công ty là người nước ngoài hay đọc các tài liệu, viết báo cáo tài chính.
Ngành Kế toán xét tuyển bằng phương thức nào?
Phương thức 1: Thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT trong tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định của nhà trường.
Phương thức 2: Thí sinh đạt một trong các tiêu chí sau:
+ Điểm trung bình chung của tổ hợp các môn học dùng để xét tuyển học kỳ I năm lớp 12 đạt từ 6,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);
+ Điểm trung bình chung của tổ hợp các môn học dùng để xét tuyển cả năm lớp 12 đạt từ 6,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);
+ Trung bình chung của tổng điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 đạt từ 6,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).
Phương thức 3: Thí sinh dùng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của trường ĐHQG TP. Hồ Chí Minh để xét tuyển. (Từ 600 điểm trở lên).
Phương thức 4: (Xét tuyển thẳng) Được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Tổ hợp môn xét tuyển
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- C15: Toán, Văn, KHXH
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- D01: Toán,Văn, Tiếng Anh
Văn phòng tuyển sinh – Phân hiệu trường ĐH Lâm nghiệp
Đ/c: Thị trấn Trảng Bom, H. Trảng Bom, Đồng Nai
ĐT: 02516 508 777 – 02516 578 999
Website: https://vnuf2.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/VNUF2
Youtube: VNUF2 Channel