Từ năm 2025 các trường Đại học chính thức bỏ xét tuyển sớm và tất cả đều phải tuân theo quy trình xét tuyển chung trên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Không còn xét tuyển sớm đồng nghĩa với việc tất cả phương thức xét tuyển đều sẽ diễn ra cùng một lúc. Điều này là thay đổi lớn có thể tác động đến công tác tuyển sinh của các trường và cả thí sinh.
Đối với thí sinh 2K7:
THUẬN LỢI (1) Công bằng hơn trong xét tuyển: Tất cả thí sinh sẽ xét tuyển trong cùng một thời điểm, không có tình trạng thí sinh trúng tuyển sớm và không tham gia các phương thức khác, giúp tăng cơ hội cho những thí sinh còn lại. (2) Giảm căng thẳng tâm lý trước kỳ thi THPT: Trước đây, một số thí sinh phải chuẩn bị nhiều hồ sơ, thi năng khiếu hoặc phỏng vấn để xét tuyển sớm, gây áp lực tâm lý. Khi bỏ xét tuyển sớm, các em có thể tập trung hoàn toàn vào kỳ thi THPT quốc gia. (3) Hạn chế rủi ro “trúng tuyển nhưng không học”: Việc bỏ xét tuyển sớm giúp các trường quản lý tuyển sinh hiệu quả hơn trước tình trạng bỏ nhập học hoặc không xác nhận đúng thời hạn của nhiều thí sinh khi đậu theo phương thức xét tuyển sớm nhưng vẫn chờ kết quả thi THPT để quyết định. (4) Có thêm thời gian để định hướng ngành nghề: Khi không phải nộp hồ sơ xét tuyển sớm, thí sinh có thêm thời gian để tìm hiểu ngành học, xem xét kỹ cơ hội nghề nghiệp trước khi đưa ra quyết định cuối cùng sau khi biết điểm thi. |
BẤT LỢI (1) Áp lực dồn vào một kỳ thi duy nhất: Khi không còn xét tuyển sớm, toàn bộ kỳ vọng của thí sinh đặt vào kỳ thi THPT. Điều này có thể gây căng thẳng và áp lực tâm lý, đặc biệt với những thí sinh có năng lực học tập tốt nhưng thi cử không ổn định. (2) Mất đi cơ hội được đảm bảo suất học sớm: Xét tuyển sớm giúp thí sinh an tâm khi biết mình đã trúng tuyển một trường nào đó trước khi thi THPT. Việc bỏ xét tuyển sớm khiến thí sinh phải chờ đợi kết quả thi và có thể gặp rủi ro không đạt mức điểm mong muốn. (3) Điểm chuẩn có thể dao động mạnh: Cùng với quy định quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển và tổ hợp xét tuyển, điểm chuẩn có thể sẽ tăng do lượng thí sinh cạnh tranh lớn hơn. Đặc biệt, hàng năm điểm chuẩn của mỗi ngành, mỗi trường đều có điều chỉnh do số lượng thí sinh đăng ký thay đổi. Khi bỏ xét tuyển sớm, nhiều trường tư thục, ĐH địa phương sẽ gặp khó khăn hơn vì không còn lợi thế xét tuyển sớm bằng học bạ, điểm chuẩn cũng vì thế sẽ có điều chỉnh. |
Theo chuyên gia của VNUF2, việc bỏ xét tuyển sớm năm 2025 có lợi cho công bằng trong tuyển sinh, giảm áp lực hồ sơ đối với thí sinh. Thông qua đó, góp phần nâng cao giá trị và ý nghĩa của kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Việc cần thiết lúc này là thí sinh 2K7 cần tập trung vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, tìm hiểu kỹ quy chế tuyển sinh, đề án tuyển sinh của các trường và chuẩn bị nhiều phương án đăng ký nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển vào các ngành/trường mình yêu thích.
Đối với VNUF2, năm 2025 ngoài phương thức xét tuyển sớm, nhà trường vẫn tiếp tục tuyển sinh theo 4 phương thức sau:
1. Xét tuyển bằng kết quả thi THPT năm 2025
2. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT (Học bạ)
3. Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực 2025 của ĐH Quốc Gia TP. HCM
4. Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT
Xem phương án tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025 của VNUF2 tại: https://vnuf2.edu.vn/vi/thong-tin-tuyen-sinh-dai-hoc/3806-vnuf2-cong-bo-phuong-an-tuyen-sinh-dai-hoc-chinh-quy-nam-2025.html
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Văn Phòng tuyển sinh - Phân hiệu trường Đại học Lâm nghiệp
Thị trấn Trảng Bom, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
Website: www.vnuf2.edu.vn
Fanpage: Facebook.com/VNUF2
Điện thoại: 0251 6508 777 / 0251 6578 999
Zalo: 035.484848.9